Trung tâm Khuyến nông.
Hiệu quả của mô hình rươi kết hợp cấy lúa
17/11/2023 12:00:00

        Với lợi thế nằm hoàn toàn ở giữa hệ thống sông Thái Bình, nơi có diện tích lớn đất ngập úng với thủy triều lên xuống, nghề nuôi rươi của huyện Tứ Kỳ đã đem đến cho nhiều người dân có cuộc sống ấm no. Rươi được coi một nguồn lợi kinh tế dẫn đầu các nguồn lợi kinh tế mang lại thu nhập cao cho nông dân địa phương.

 

               Vào những dịp đôi mươi tháng 9 và mồng 5 tháng 10 âm lịch hàng năm, cả khu vực bãi rươi xã An Thanh, xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương lại trở nên tất bật, nhộn nhịp bởi người dân bắt đầu vào mùa thu hoạch rươi, tiếng cười nói rộn ràng, đông vui như trẩy hội. Những năm qua, rươi đã trở thành con đặc sản, làm giàu cho người dân nơi đây, nhiều gia đình “đổi đời” nhờ nuôi rươi, trong số đó phải kể đến hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tú, thôn Trại Vực, xã Chí Minh với diện tích bãi rươi trên 7 ha, mỗi năm thu lợi nhuận hàng tỷ đồng.

               Dẫn chúng tôi đi thăm quan bãi rươi của gia đình ông Nguyễn Văn Tú rất phấn khởi chia sẻ: Nhận thấy những ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng đất đai và con nước của địa phương, năm 2015 gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi từ diện tích cấy lúa kém năng suất của gia đình ban đầu và mua, đổi thêm diện tích ruộng đất xung quanh từng bước mở rộng quy mô nuôi rươi với ấp ủ mong ước làm giàu từ mảnh đất quê hương. Để có kinh nghiệm nuôi rươi, trước đó ông Tú đã đi làm thuê cho bãi rươi tại Kiến Thụy, An Lão để học hỏi. Kinh phí đầu tư ban đầu cho đến khi thu hoạch rươi, gia đình ông Tú phải đầu tư 7 tỷ để mua ruộng, thuê máy móc về cải tạo bãi rươi, tạo chất mùn cho đất, tiến hành đắp tôn cao bờ bao, hệ thống kênh mương, cửa cống để chủ động tháo nước, rửa bãi và lấy giống tự nhiên, đặt lưới bắt rươi… Thời điểm cải tạo bãi rươi nên tiến hành cải tạo vào tháng 9 hoặc tháng 10 thì sẽ sớm được thu rươi; quá trình làm cống phải tính toán để đưa nước được vào ruộng.

            Qua nhiều năm kiên trì học hỏi, cần mẫn lao động, phát triển kinh tế gia đình, ông Tú đã dần đúc kết được cho mình những kinh nghiệm quý báu trong quá trình nuôi rươi. Được biết, gia đình ông Tú là một trong những hộ tiên phong đi đầu của địa phương áp dụng mô hình nuôi rươi kết hợp với canh tác lúa hữu cơ. Quy trình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, rất khắt khe; giống lúa cấy trên vùng nuôi rươi là giống J02, ST25 vì đây là 2 giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, đặc biệt là khả năng chịu phèn mặn khá tốt. Đất phải làm 2 lần, áp dụng kỹ thuật cày bừa: cày sâu bừa rối để đảm bảo bằng phẳng, tơi xốp, không để nước đọng; trong quá trình làm đất chỉ bón phân chuồng hoai mục, không bón trực tiếp phân tươi đề phòng rươi chết; tuyệt đối không phun thuốc BVTV và phân bón vô cơ. Thông thường thời điểm làm đất sẽ cày từ tháng 4 đến tháng 6, cày lúc trời mưa hoặc chiều tối để hạn chế rươi chết, trước khi làm đất cần rắc ngô nghiền với lượng 20kg ngô hạt/sào để cung cấp thức ăn cho rươi. Sau đó hàng tháng cũng cho rắc ngô 2 lần để bổ sung dinh dưỡng nuôi rươi, ngoài ngô có thể bổ sung cám gạo, đậu tương. Chính vì vậy mà bãi rươi nhà ông Tú nức tiếng nuôi rươi ngon nhất vùng, rươi thu hoạch có đặc điểm rươi to, thịt chắc, đỏ và vị đậm ngon ngọt. Ngoài ra kỹ thuật lấy nước cũng rất quan trọng, nên lấy nước lên vào ruộng vì đầu nước sẽ là nước sạch, nước kém thường là nước cuối. nước độc hại cho rươi.

            Việc trồng lúa sẽ góp phần cải thiện môi trường sống cho rươi phát triển, con rươi có điều kiện sinh trưởng tốt hơn nên sẽ giúp rươi không bị giảm sút quá nhiều, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái và nguồn thu kinh tế lớn. Ngoài việc thu nhập tăng lên từ lúa, cấy lúa trên vùng nuôi rươi còn có tác dụng rất lớn trong việc che bóng cho rươi. Bên cạnh đó, lượng rơm rạ để lại tạo lượng mùn giúp rươi sinh trưởng phát triển tốt. Từ đó, giúp thu nhập từ con rươi cũng tăng lên, giảm chi phí. Tuy nuôi rươi không cần quá nhiều kĩ thuật phức tạp nhưng cần đảm bảo về nồng độ oxy, độ mặn, độ pH, nước trong đầm luôn sạch… đảm bảo hệ sinh thái tốt nhất cho rươi. Ông Tú khẳng đinh: không nuôi con gì nhàn bằng nuôi rươi, trong khi lợi nhuận kinh tế rất lớn. hết mùa rươi, gia đình ông lại cấy lúa, bắt cáy, tăng thêm thu nhập.

 

            Hàng năm, vào thời điểm chuẩn bị bước vào vụ rươi, thương lái khắp nơi đã tìm đến trang trại của gia đình ông Tú để đặt cọc tiền thu mua rươi để xuất đi Trung Quốc nên gia đình không lo vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Mỗi năm gia đình ông thu hoạch được 5 tấn rươi, với giá bán bình quân 300 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Tú thu lãi từ 1 - 1,5 tỷ đồng, mang lại nguồn thu lớn cho gia đình. Ngoài nguồn thu từ rươi thì nguồn thu từ thóc sạch và cáy mỗi năm ông thu thêm từ 100 - 150 triệu đồng. Vùng nuôi rươi của gia đình ông theo đó cũng ngày một mở rộng, dần lớn mạnh cho năng suất cao, chất lượng tốt. Nguồn thu nhập của gia đình ông nhờ đó không ngừng tăng cao qua các năm.

            Hiện nay gia đình ông Tú có cuộc sống rất khá giả, vươn lên làm giàu từ chính đồng đất quê hương với mô hình nuôi rươi cho năng suất, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao. Với thành công như hiện nay, gia đình ông Tú có kế hoạch tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nuôi rươi an toàn, hiệu quả trong thời gian tới. Mô hình nuôi rươi của gia đình ông Tú đã được nhân dân trong xã và những xã lân cận có rươi hưởng ứng, tham quan học hỏi và làm theo. Có thể thấy rằng, việc phát triển nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ tại huyện Tứ Kỳ là rất phù hợp, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa cung cấp sản phẩm rươi có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sản phẩm gạo hữu cơ; tạo công ăn việc làm thu nhập ổn định cho người dân địa phương, hướng tới phát triển thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nguyễn Tuyền

Các tin mới hơn
Họp định hướng và Khảo sát ban đầu, thiết lập chỉ số PDM cho các Hợp tác xã mục tiêu(28/11/2023)
Sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường để tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn (23/11/2023)
Dự án Jica Hải Dương: Tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm.(21/11/2023)
Trung tâm Khuyến nông Hải Dương tổng kết mô hình chăn nuôi gà thịt năm 2023(21/11/2023)
Xã Hoàng Hoa Thám (Tp. Chí Linh) được hỗ trợ thực hiện dự án “Nuôi ong lấy mật giúp phụ nữ khó khăn khu vực miền núi, dân tộc thiểu số”(20/11/2023)
Các tin cũ hơn
Kết quả bước đầu triển khai dự án “ Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu VIETGAHP, liên kết hợp tác xã theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía bắc” năm 2023.(16/11/2023)
Tham quan - Hội thảo mô hình nuôi Rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm(16/11/2023)
Nông dân xã Minh Hòa, thị xã Kinh Môn khởi động vụ đông trồng khoai tây lòng vàng (14/11/2023)
Hội thảo đầu chuồng đánh giá kết quả thực hiện mô hình thuộc Dự án “Nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi thỏ Newzealand theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.(14/11/2023)
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương kiểm tra Dự án tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình.(09/11/2023)
Phóng Sự Nông Thôn Mới
na
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín