Thông báo
Quan trắc vùng nuôi thủy sản tập trung và nuôi cá lồng trên sông tháng 12.2022
15/12/2022 12:00:00

 

Kết quả quan trắc cảnh báo môi trường nước và bệnh cá khu vực vùng nuôi thủy sản tập trung và nuôi cá lồng trên sông tháng 12.2022
 Ngày 05/11/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương nhận được Thông báo kết quả phân tích mẫu môi trường nước và mẫu bệnh cá của Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Miền Bắc. Địa điểm thu mẫu là các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Hưng Đạo - huyện Tứ Kỳ, xã Hưng Long - Ninh Giang; xã Cẩm Hoàng – huyện Cẩm Giàng; xã Cao Thắng – huyện Thanh Miện. Vùng nuôi cá lồng bè tại xã Cộng Hòa, Nam Tân – huyện Nam Sách; xã Tiền Tiến - TP.Hải Dương, P.Tân Dân - TP. Chí Linh.

1.      Kết quả quan trắc

- Kết quả phân tích mẫu tại vùng nuôi thủy sản tập trung: Một số chỉ tiêu N-NH4+, P-PO43-, TSS, Pb, Hg và Cd tại các điểm thu mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT và QCVN 02 - 22:2015/BNNPTNT. Hàm lượng N-NO3- và chỉ tiêu Colifom tại các điểm thu mẫu đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, tuy nhiên hàm lượng trên chưa ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi. Hai mẫu cá chép nhiễm Virut KHV, còn lại các chỉ tiêu và đối tượng còn lại không nhiễm bệnh.

- Kết quả phân tích mẫu tại vùng nuôi cá lồng: Một số chỉ tiêu N-NH4+, P-PO43-, TSS, Pb, Hg và Cd  tại các điểm thu mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT và QCVN 02 - 22:2015/BNNPTNT. Hàm lượng N-NO2-  trong các mẫu phân tích đều cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. N-NO2- có thể gây ngộ độc cho cá nuôi. Hàm lượng N-NO3- tại các điểm thu mẫu đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, tuy nhiên hàm lượng trên chưa ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi. Các mẫu cá đều không bị nhiễm bệnh với các chỉ tiêu phân tích.

2. Khuyến cáo

2.1. Khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung trong ao

- Đối với ao nuôi thủy sản có hàm lượng COD, BOD và mật độ tảo cao cần định kỳ thay nước (30 – 50 % lượng nước trong ao) để giảm ô nhiễm hữu cơ và mật độ tảo trong ao nuôi. Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường cũng như tạo điều kiên thuận lợi cho tảo phát triển mạnh gây hiện tượng nở hoa. Tăng cường quạt khí để cung cấp đủ lượng oxy cho cá cũng như đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ. Kiểm tra, quản lý giám sát chất lượng môi trường nước, tình trạng sức khỏe của cá để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý thích hợp.

- Đối với các nguồn nước cấp có hàm lượng N-NO2- và BOD cao các hộ nuôi cần cấp nước vào ao lắng lọc trước khi lấy nước vào ao nuôi. Sử dụng các loại hóa chất và kết hợp sử dụng quạt khí để đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ cũng như làm giảm nồng độ các khí độc.

- Đối với tất cả các ao: Định kỳ sử dụng vôi (liều lượng 2kg/100m3, tần suất 1-2 lần/tháng, hoặc bón sau khi trời mưa) hoặc thuốc sát khuẩn, khử trùng (BKC, chlorine) hoặc dùng chế phẩm sinh học xử lý môi trường định kỳ tháng từ 1-2 lần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Đối với ao nuôi có mẫu cá bị nhiễm vi rút KHV cần tiến hành thực hiện đồng thời các công việc sau:

+ Giảm 1/2 đến 2/3 lượng thức ăn hàng ngày.

+ Hạn chế tối đa gây sốc/stress cá (đánh bắt, vận chuyển…).

+ Tăng cường sục khí/quạt khí để cung cấp oxy đặc biệt ở thời điểm đêm và sáng sớm

            + Bổ sung Vitamin C hoặc Vitamine tổng hợp vào khẩu phần ăn của cá để tăng sức đề kháng cho cá.

- Nước ở ao nuôi có cá nhiễm vi rút KHV cần được xử lý bằng một trong các loại hóa chất (TCCA, BKC, Clorine T,…) trước khi xả nước ra ngoài môi trường.

2.2. Khu vực nuôi cá lồng

- Các hộ nuôi cần thường xuyên vệ sinh lồng/bè, lưới nuôi để tăng sự lưu thông nước trong và ngoài lồng để giảm chất thải trong lồng. Kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày, tránh làm dư thừa tích tụ dưới đáy lồng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gây ô nhiễm môi trường nước.

- Thường xuyên kiểm tra, quản lý chất lượng môi trường nước, tình trạng sức khỏe của cá để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý thích hợp.

- Không xả rác, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra ngoài môi trường. Treo túi vôi bột ở góc lồng phía đầu dòng chảy, mỗi lồng treo 1 – 2 túi, mỗi túi chứa 2 – 3 kg vôi bột để khử trùng nước, giảm mật độ Coliform tổng số, phòng bệnh cho cá. Cần theo dõi và phát hiện nguồn ô nhiễm để có biện pháp xử lý.

- Bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá với hàm lượng 1,5-2 g/kg thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng.

Người nuôi cần thường xuyên theo dõi các diễn biến môi trường ao nuôi và lồng nuôi nhất là vào sáng sớm và chiều tối để phát hiện và xử lý kịp thời những biến động xấu.

 

PHÒNG THỦY SẢN

Các tin mới hơn
Công văn số 577/SNN-TL ngày 25/3/2024 của Sở nông nghiệp và PTNT gửi UBND xã An Phượng, huyện Thanh Hà(28/03/2024)
Ban hành đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương tại Quyết định số 06/2024/QĐ-UBND(28/03/2024)
Chi cục Phát triển nông thôn Hải Dương thông báo: Hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường thế giới(28/03/2024)
Các hoạt động xúc tiến thương mại trên toàn quốc(26/03/2024)
Thông báo mời tham gia Đoàn khảo sát, giao dịch thương mại và đầu tư tại Áo và Đức(27/02/2024)
Các tin cũ hơn
Báo cáo tháng 11 năm 2022(30/11/2022)
Tuyên truyền, phổ biến Nghị định 43/2020/NĐ-CP Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch(17/11/2022)
Thông báo về cấp dự báo cháy rừng của chi cục Kiểm lâm Hải Dương ngày 09/11/2022(09/11/2022)
Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy trên địa bàn tỉnh Hải Dương(01/07/2022)
Chủ động ứng phó với mưa bão lũ năm 2022 trong nuôi trồng thủy sản(14/06/2022)
Phóng Sự Nông Thôn Mới
na
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín