Thông tin tuyên truyền phổ biến
2 giai đoạn sinh trưởng quan trọng của lúa xuân
24/03/2022 12:00:00

Theo sinh lý cây trồng, đời sống cây lúa có thể phân làm 2 giai đoạn sinh trưởng là sinh dưỡng và sinh thực.

         - Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ lúa gieo mạ đến lúa đứng cái. Trong vụ xuân, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 35-50 ngày tùy giống, số giờ nắng... Giai đoạn này bộ rễ phát triển trong lớp đất nông (khoảng 3-5cm) và lan rộng theo độ che phủ của lá lúa, khi bộ lá lúa che kín hàng cũng là lúc bộ rễ lúa đan kín mặt ruộng.
         Nhiệm vụ chính của cây lúa giai đoạn này là đẻ nhánh, vươn lá, vươn bẹ nên nhu cầu dinh dưỡng nhiều nhất là đạm, kali và ít lân cùng trung, vi lượng.
         Trong vụ xuân, giai đoạn này thường diễn ra trong điều kiện nhiệt độ thấp, trời âm u, ít nắng, cây lúa sinh trưởng chậm và thường kéo dài thời gian sinh trưởng. Sâu bệnh phát sinh nhiều, chủ yếu là bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá. Nếu bón nhiều đạm quá, lúa sẽ đẻ nhiều, đẻ nhôi nhai, thân mềm, lá mỏng, lôi cuốn sâu bệnh nhiều hơn.
         - Giai đoạn sinh trưởng sinh thực được tính từ lúc phân hóa đòng đến lúa chín. Thời điểm chuyển sang giai đoạn sinh thực được tính từ khi bộ lá lúa đứng hơn, các lá “bằng đầu” hoặc khi lúa bắt đầu cứng gốc, tròn gốc.
         Từ đây, hình thành lớp rễ thứ 2 phát triển xuống các lớp đất phía dưới, khi cây lúa trỗ bông là lúc thân cây đạt chiều cao lớn nhất, bộ rễ cũng xuống lớp đế cày và đạt độ sâu lớn nhất. Cung cấp đủ dinh dưỡng giai đoạn này giúp quá trình làm đòng, trỗ bông thuận lợi, bộ lá tốt bền và cho bông to, nhiều hạt mẩy.
         Ngoài các chất trung, vi lượng, cây lúa rất cần nhiều lân và cân đối đạm, kali để phân hóa mầm hoa, giúp cứng gốc, chống chịu sâu bệnh và tích lũy đường bột. Đặc biệt, chân ruộng chua trũng lại thiếu lân sẽ kìm hãm giai đoạn phát triển, cây lúa chậm làm đòng, thậm chí lúa bị “trẻ mãi không già”.
         Giai đoạn này thường diễn ra vào cuối mùa xuân, sau tiết Thanh minh, nhiều khi còn ít nắng, đặc biệt nếu có rét Nàng Bân sẽ còn rét đậm và mưa dầm dề gây thối hoa, chết hạt phấn... bệnh đạo ôn cổ bông và các loại sâu bệnh khác phát sinh gây hại nhiều hơn. Hơn nữa, nếu lại thiếu lân và dinh dưỡng trung, vi lượng thì vừa hạn chế sức chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận, vừa hạ thấp năng suất, chất lượng cơm gạo...
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Các tin mới hơn
V/v chủ động chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh Hải Dương(28/12/2023)
Bản tin quan trắc cảnh báo môi trường, bệnh nuôi trồng thủy sản tháng 12 năm 2023(20/12/2023)
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9 tháng 11 năm 2023(21/08/2023)
Công văn về tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội(24/07/2023)
Kế hoạch tuyên truyền “Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”(24/07/2023)
Các tin cũ hơn
Nguyên tắc sử dụng vacxin cho vật nuôi(01/03/2022)
Bảo vệ sản xuất nông nghiệp trước rét đậm, rét hại(21/02/2022)
Nhiều sản phẩm của Hải Dương có mặt tại điểm tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm(17/01/2022)
Chủ động chống rét cho đàn vật nuôi(28/12/2021)
Nông sản tắc biên sang Trung Quốc: Không thay đổi đừng mơ khá lên(27/12/2021)
Phóng Sự Nông Thôn Mới
na
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín