Khuyến nông-Giải đáp kỹ thuật
KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẬT NUÔI MÙA HÈ
11/06/2021 08:48:24

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng do thời gian chiếu sáng của mặt trời kéo dài trong ngày, với sự dao động của nền nhiệt độ từ nền 31 – 39 độ C, thậm chí có nơi lên đến 40 và trên 40 độ C. Đây là điều kiện bất lợi rất lớn đến sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm, một số dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, E.coli, phó thương hàn, viêm phổi, cầu trùng…dễ phát sinh gây  thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Để tránh được những tác động bất lợi này của thời tiết và cách chăm sóc vật nuôi trong mùa hè. Cơ quan chuyên môn xin giới thiệu một số cách phòng chống nắng, nóng cho vật nuôi như sau.

I. CHUỒNG TRẠI

Khi xây dựng chuồng trại bà con cần năm vững một số biện pháp kỹ thuật để giúp việc chống nắng, nóng cho vật nuôi và hạn chế được dịch bệnh giúp cho vật nuôi nhanh lớn đồng thời giảm chi phí đầu tư.

1.  Địa điểm xây dựng: Phải có cấp phép của Chính quyền địa phương, hướng chuồng thoáng mát về mùa hè ấm về mùa đông. Tốt nhất là xây chuồng theo hướng Nam hoặc Đông Nam để con vật nuôi không bị ảnh hưởng của bức xạ mặt trời

2. Nền chuồng và chiều của cao chuồng: Nền chuồng phải thiết kế độ dốc phù hợp để thoát phân và nước tiểu. Không bị đọng nước, không trơn trượt.

 Độ cao từ nền chuồng đến mái đạt từ 2,7m, để đảm bảo được độ thông thoáng.

4. Bố trí hệ thống làm mát mái chuồng và bên trong chuồng nuôi:

Lắp đặt thiết bị làm mát như quạt hút và quạt đẩy trong chuồng để đẩy lượng khí độc trong chuồng như khí amoniac, khí hiđro sunfua.

Đặt dàn mát hoặc hệ thống phun sương trong dãy chuồng(lưu ý không nên lắp quạt trần trong chuồng nuôi.

Bố trí trồng cây xung quanh trại, để tạo bóng mát cho chuồng nuôi, đây là việc làm đơn giản và tạo sự thân thiện cho môi trường.

II.  CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ VỆ SINH PHÒNG BỆNH

1. Chăm sóc nuôi dưỡng

a. Đối với lợn: Giảm mật độ nuôi nhốt đối với lợn nái 3 – 4 m2/con, lợn thịt là 2m2/con. Vào những ngày nắng nóng cao bà con nên chủ động tắm cho đàn lợn 1 - 2 lần/ngày. Cho lợn ăn khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ nước uống sạch và mát, bổ sung Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải… để lợn giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng.

3. Đối với trâu, bò.

- Đảm bảo thường xuyên có đủ nước mát sạch cho trâu, bò uống, bổ sung thêm muối ăn, đường Glucoza hoặc chất điện giải +  B. Complex cho vào thức ăn  hay nước uống để giải nhiệt.

+ Thức ăn xanh cho con vật phải đảm bảo khẩu phần từ 10-15kg/con/ngày, bổ sung thêm tinh bột vào chiều tối sau khi đã ăn thức ăn xanh. Đảm bảo mật độ nuôi nhốt đối với trâu bò thịt: 5 - 6 m2/con, dê 1,8 - 2 m2/con.

+ Những ngày trời nắng nóng nên chăn thả trâu bò vào thời gian thíc hợp. Sáng từ 6-9 giờ; buổi chiều từ 16-18 giờ chiều. Không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài, nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao nên nuôi nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng, hoặc buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát.

- Tắm mát cho trâu, bò 2 lần/ngày để làm giảm nhiệt độ trên cơ thể. Tăng cường thức ăn xanh như rau, cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin..., tăng cường chất đạm.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng và Vắc xin Viêm da nổi cục theo quy định.

 

c. Đối với gia cầm: Gia cầm không những không có tuyến mồ hôi để thoát nhiệt mà còn có bộ lông dày càng làm chúng thêm khó chịu trong mùa hè oi bức. Để có được đàn gia cầm khỏe mạnh, có sản lượng thịt; trứng cao và chất lượng bà con cần lưu ý.

Giảm mật độ trong chuồng nuôi, không nhốt quá nhiều trong cùng ô chuồng, cụ thể: “Đối với gà con úm 50 - 60 con/m2; đối với gà 0,5 - 1 kg: nhốt 8 - 12 con/m2; đối với gà 2 - 3 kg: nhốt 3 - 5 con/m2”. Hàng ngày, cho gà ăn sớm, tránh cho ăn vào thời điểm nhiệt độ lên cao, nóng bức, ăn xong treo máng ăn lên cho thoáng chuồng nuôi.

Điều chỉnh độ dày đệm lót cho phù hợp, những ngày thời tiết quá nóng có thể thả gà ra vườn, gốc cây quanh chuồng và cung cấp nước sạch, mát đủ cho gà uống tự do.

+ Bổ sung vitamin C, B. Complex và chất điện giải pha với nước sạch cho gia cầm uống; đối với gà đẻ trong mùa nóng giảm hàm lượng đạm (ngô, thóc...) cho ăn thêm rau xanh, bã đậu tương.cho ăn thêm rau xanh, đồng thời tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải…

 

2. Công tác vệ sinh phòng bệnh: Thú y là vấn đề rất quan trọng trong việc phòng bệnh đối với đàn vật nuôi. Để làm tốt khâu này bà con thực các giả pháp kỹ thuật sau.

- Thực hiện tốt các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, thu gom và xử lý tốt chất thải nhằm hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh.

Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; phương tiện vận chuyển, kho chứa thức ăn và môi trường xung quanh trang trại. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi và để trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để:

Con giống nhập về phải rõ nguồn gốc, được tiêm phòng đầy đủ. Khi nhập về phải đảm bảo nuôi cách ly ít nhất 15 ngày mới cho vào chuồng nuôi đã làm vệ sinh.

- Định kỳ tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo quy trình hướng dẫn của Cơ quan thú y. Các loại vắc xin thường dùng là: “Dịch tả lợn Cổ điển; Phó thương hàn; Tụ dấu(đối với đàn lợn); Lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò; đối với đàn gà tiêm vác xin Cúm gia cầm; Newcastle, tụ huyết trùng, Gumboro, đậu”.

- Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, tình hình dịch bệnh qua các kênh thông tin. Khi thấy con vật có những biểu hiện như (bỏ ăn, khó thở, ho, sốt, ủ rũ, đi lại không bình thường…) bà con phải tách ngay ra một khu riêng, cho uống thuốc trợ sức trợ lực, tạo sự thoáng mát cho con vật, khi trở lại bình thường, con vật khoẻ mạnh cho nhập đàn. Nếu có biểu hiện bệnh nặng và có nguy cơ lây lan trong đàn, cần báo ngay cán bộ thú y cơ sở, để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong thời gian tới, tình hình nắng nóng sẽ còn tiếp tục kéo dài. Chính vì vậy, các hộ chăn nuôi cần có kế hoạch, chủ động bố trí các giải pháp chống nóng phù hợp với tình hình thực tế, nhằm giúp cho việc chăn nuôi được thuận lợi, đảm bảo được sức sản xuất cũng như  khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn vật nuôi một cách tốt nhất./.

        Chúc bà con chăn nuôi thành công    

Nguyễn Minh Đức.
                                                                               Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin mới hơn
Một số lưu ý chăm sóc rau màu trong những ngày mưa, gió(09/09/2021)
CHĂM SÓC NHÃN SAU THU HOẠCH(18/08/2021)
Một số lưu ý chăm sóc cá giai đoạn chuyển mùa(02/08/2021)
Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ(30/07/2021)
Triển khai Dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình tổ chức dịch vụ ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại Hải Dương” năm 2021. (26/07/2021)
Các tin cũ hơn
GIÚP NÔNG DÂN LỰA CHỌN PHÂN BÓN(30/09/2020)
CHÚ Ý TRỪ SÂU ĐỤC THÂN NGÔ VỤ HÈ(30/09/2020)
TRỒNG CÀ RỐT HIỆU QUẢ(30/09/2020)
Phóng Sự Nông Thôn Mới
na
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín