Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi
05/12/2022 12:00:00

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đợt rét đậm đầu tiên trong mùa Đông năm nay xảy ra vào tháng 12/2022, những đợt rét đậm rét hại tập trung vào tháng 1 và nửa đầu tháng 2/2023. Mỗi đợt có khả năng kéo dài từ 7 - 10 ngày và có thể kéo dài hơn.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo các cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi như sau :

1. Đối với trâu, bò

- Chuồng trại: Chủ động gia cố, tu sửa, che chắn chuồng trại, chuẩn bị bạt, phên để che chắn, giữ ấm và khô nền chuồng, đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi trong những ngày mưa, rét. Chuẩn bị đèn sưởi hoặc dự trữ chất đốt: củi, trấu, mùn cưa để đốt, sưởi cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại.

 

- Thức ăn: Tận dụng triệt để các phụ phẩm nông nghiệp có thể làm thức ăn cho gia súc; thường xuyên kiểm tra việc bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; thực hiện chế biến thức ăn để tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn như: ủ chua, rơm ủ urê... Chuẩn bị thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...), khoáng, vitamin để bổ sung dinh dưỡng cho gia súc trong những ngày giá rét.

- Chăm sóc nuôi dưỡng: Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, nhất là bê, nghé cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường sức đề kháng phòng chống đói, rét và dịch bệnh; đối với trâu, bò già yếu nên có kế hoạch vỗ béo sớm để giết thịt làm thực phẩm.

+ Đảm bảo cung cấp đủ lượng thức ăn thô xanh cho trâu, bò (cỏ xanh, thân, lá ngô, cỏ ủ hoặc rơm khô, rơm ủ urê); có thể bổ sung thêm thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...) từ 0,5-1kg/con/ngày (tùy theo trọng lượng gia súc); đồng thời cung cấp đủ nước uống sạch.

+ Bổ sung muối ăn với lượng 15g/ngày (tương đương với 3 thìa cà phê) bằng cách hoà vào nước uống (nước ấm là tốt nhất) cho trâu, bò uống.

+ Đặc biệt chú ý, những ngày rét đậm rét hại tăng từ 5 – 10% khẩu phần ăn so với ngày thường để vật nuôi có đủ năng lượng chống rét.

+ Thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết để có kế hoạch chăn thả hợp lý. Hạn chế việc chăn thả gia súc khi nhiệt độ ngoài trời dưới 150C (đặc biệt là gia súc nhỏ). Thời gian chăn thả tốt nhất: buổi sáng 8h, khi trời đã tan sương; buổi chiều: về trước 16h. Những ngày rét đậm, rét hại dưới 120C kèm theo mưa phùn thì không chăn thả mà nhốt vật nuôi trong chuồng để tiện chăm sóc, quản lý. Đồng thời, tăng cường sưởi ấm vật nuôi bằng bóng điện sợi đốt, bóng hồng ngoại hoặc đốt củi, bếp than để sưởi.

 Chú ý khi đốt lửa sưởi phải có đường ống dẫn khói thải ra ngoài chuồng, tránh hiện tượng ngạt, ngộ độc vật nuôi và vị trí đốt tránh xa chất độn chuồng, bạt che để phòng bén lửa gây cháy. Nên mặc áo ấm cho trâu bò bằng bao tải gai, bao tải dứa, chăn, áo cũ,…để chống rét.

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục,…

2. Đối với lợn

- Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không để tồn đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh chuồng nuôi, không để gió lùa nhất là vào ban đêm; làm chuồng úm đối với lợn con theo mẹ. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét, nhiệt độ xuống dưới 120C .

- Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm các vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào nước uống, thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn.

 

- Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Han-Iodine, Virkon, Benkocid, Vetvaco Iodine… hoặc rắc vôi bột.

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh như: Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn, Tai xanh, Lở mồm long móng,…

3. Đối với gia cầm

- Chuẩn bị đầy đủ phên, bạt để che chắn, chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện (bóng tròn, bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho gia cầm trong những ngày rét đậm, rét hại.

 

- Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gia cầm; cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường gluco, các loại vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống rét, dịch bệnh.

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng, đảm bảo chuồng nuôi không bị ẩm ướt.

- Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Han-Iodine, Virkon, Benkocid, Vetvaco Iodine… hoặc rắc vôi bột.

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh như: Tụ huyết trùng, Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Đậu, Dịch tả vịt, Viêm gan do vi rút,…

* Hàng ngày theo dõi tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện và báo ngay cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Các tin mới hơn
Tập trung tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi (17/04/2024)
Tổ chức tiêm phòng vắc - xin phòng bệnh dại cho chó, mèo(17/04/2024)
Tình hình sản xuất chăn nuôi tại Hải Dương quý I/2024(27/03/2024)
Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024(27/03/2024)
Phòng và chống bệnh Dại ở động vật(19/03/2024)
Các tin cũ hơn
Phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi(25/11/2022)
Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm năm 2022(11/11/2022)
Phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi vụ Đông Xuân(26/10/2022)
Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Kiểm tra công tác tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm tại huyện Cẩm Giàng(18/10/2022)
Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh thú y năm 2022(09/09/2022)
Phóng Sự Nông Thôn Mới
na
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín