Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
Phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi vụ Đông Xuân
26/10/2022 12:00:00

Theo dự báo của trung tâm khí thượng thủy văn Trung ương, mùa đông năm nay đến sớm hơn mọi năm, thời tiết diễn biến phức tạp rét đậm, rét hại kéo dài và kết hợp với mưa phùn đây là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi. Hơn nữa, trong thời gian thời gian tới, đặc biệt những tháng cận kề với Tết nguyên đán, việc giao thương, vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra nhiều dẫn đến khó kiểm soát dịch bệnh. Vì vậy, để chủ động phòng chống dịch bệnh, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi trong vụ Đông Xuân, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng như người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 

1. Về chuồng trại:

- Gia cố, tu sửa chuồng trại, đảm bảo cao ráo, dễ thoát nước, dễ vệ sinh, che chắn không cho mưa tạt, gió lùa.

- Theo dõi diễn biến của thời tiết để điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng nuôi cho phù hợp, những ngày mưa phùn, ẩm độ cao cần giữ ấm cho con vật nhất là đối với gia súc, gia cầm non.

- Đối với bê nghé nên chăn thả muộn, về sớm. Những ngày trời rét dưới 15oC không chăn thả gia súc ngoài đồng, thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh máng ăn, máng uống cho đàn gia súc gia cầm, đảm bảo nền chuồng nuôi luôn khô ráo.

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng: 

- Cần phải nâng cao sức đề kháng gia súc, gia cầm để chống lại các tác động bất lợi của thời tiết, thức ăn luôn đủ dinh dưỡng cho mỗi loại vật nuôi và theo từng giai đoạn phát triển. Bổ sung vào thức ăn, nước uống các loại khoáng chất, vitamin, chất điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

- Đối với trâu bò cần dự trữ thức ăn xanh và khô như ủ chua rơm rạ, cỏ khô; bổ sung thêm thức ăn tinh như cám, ngô, gạo, khoai, sắn trong những ngày rét đậm, rét hại. Phát hiện sớm, cách ly và báo với chính quyền địa phương, cơ quan thú y để xử lý kịp thời khi vật nuôi có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

 

- Vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi: Bằng các loại thuốc khử trùng như: Han-Iodine, Benkocid,…Phát quang bụi rậm xung quanh chuồng, khơi cống rãnh, phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh, ruồi muỗi, côn trùng và ký chủ trung gian truyền bệnh. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi nhằm nâng cao sức khỏe vật nuôi và bảo vệ môi trường, hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi. Ngăn ngừa không để động vật khác hoặc động vật hoang dã tiếp xúc với chuồng nuôi, vật nuôi.

 

- Chủ động tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y và lịch tiêm phòng của trang trại để việc phòng bệnh hiệu quả nhất, bà con cần tập trung cho các loại vắc xin sau.

+ Đối với trâu, bò, dê: Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục...

+ Đối với lợn: Tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng.

+ Đối với gà, chim cút: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn...

+ Đối với vịt, ngan: Tiêm phòng vắc xin Dịch tả vịt, Cúm gia cầm A/H5N1, H7N9 (thể độc lực cao).

+  Đối với chó, mèo: Tiêm phòng vắc xin Dại.

 

Những loại vắc xin kể trên là những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng cho vật nuôi. Các hộ chăn nuôi có thể tiêm phòng thêm những loại vắc xin khác theo hướng dẫn. Ngoài ra, bà con cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm đông vật vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

 

 Để công tác phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, nhất là vào vụ Đông Xuân tới đây, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, đồng thời, tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi khác tăng cường chấp hành các quy định của Luật thú y, Luật Chăn nuôi và Luật bảo vệ môi trường.

Công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hộ chăn nuôi và cơ quan thú y, cùng với sự quan tâm từ các cấp chính quyền để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nguyễn Minh Đức - Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin mới hơn
Tập trung tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi (17/04/2024)
Tổ chức tiêm phòng vắc - xin phòng bệnh dại cho chó, mèo(17/04/2024)
Tình hình sản xuất chăn nuôi tại Hải Dương quý I/2024(27/03/2024)
Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024(27/03/2024)
Phòng và chống bệnh Dại ở động vật(19/03/2024)
Các tin cũ hơn
Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Kiểm tra công tác tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm tại huyện Cẩm Giàng(18/10/2022)
Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh thú y năm 2022(09/09/2022)
Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Tập huấn thú y cơ sở năm 2022(06/09/2022)
Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Triển khai công tác tiêm phòng vụ Thu năm 2022 cho đàn gia súc, gia cầm(05/09/2022)
Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Tham gia Đoàn đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng(23/08/2022)
Phóng Sự Nông Thôn Mới
na
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín