Đăng nhập

Sở Nông Nghiệp và Môi trường

Thứ tư, 16/07/2025  |  English  |  中文

Sử dụng cây thảo dược trong nuôi trồng thủy sản

...
   Việc sử dụng cây dược liệu (thảo dược) trong nuôi trồng thủy sản rất có tiềm năng thay thế cho thuốc kháng sinh hay thuốc tăng cường miễn dịch và nhiều công hiệu khác.
Hiện nay, tình trạng lạm dụng hóa chất kháng sinh trong nuôi trồng vẫn còn tồn tại. Một trong những điều kiện tiên quyết để sản phẩm thủy sản được thị trường tiêu thụ chấp nhận là không tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm trong sản phẩm. Vì vậy, việc sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản dùng để thay thế thuốc kháng sinh và tăng sức đề kháng cho sức khỏe vật nuôi đã trở thành mối quan tâm lớn của người nuôi. 
 Những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên được sử dụng để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Có thể lấy ở bất cứ phần nào trên cây như thân, lá, hoa, trái, vỏ thân, vỏ trái, rễ cành ở dạng tươi hoặc đã qua sơ chế, chế biến, dịch chiết để làm thảo dược. Chất chiết xuất thảo dược được ghi nhận như liệu pháp thay thế một số loại thuốc và hóa chất trong ngành nuôi trồng thủy sản.
Thảo dược là nguồn nguyên liệu thực vật có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, phổ kháng khuẩn rộng đối với nhiều tác nhân gây bệnh, không gây ra hiện tượng kháng khuẩn. Nguyên liệu thảo dược thô có nhiều ưu điểm như có sẵn tại địa phương nên không tốn nhiều chi phí, dễ chuẩn bị và phân hủy sinh học mà không có tác động bất lợi cho môi trường. Thảo dược mang lại hiệu quả phòng bệnh cao do dễ hấp thu, ít tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh, không gây độc cho đối tượng nuôi. Một số loài thảo dược dùng trong nuôi trồng thủy sản: cây xoan, cây thuốc cá, cây thầu dầu tía, tỏi, hạt cau, chó đẻ răng cưa….
Công dụng và cách dùng một số loại thảo dược trong thủy sản như sau:
- Cây thuốc cá: Dùng cây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm: lấy rễ cây đập giập nát để ra chất nhựa trắng, sau đó đem ngâm nước, lấy nước đó té đều xuống ao, hoặc ngâm xuống ao với liều lượng 3 - 5kg rễ tươi/1.000m2 ao ở mức nước 15-20cm.
- Cây thầu dầu tía: Lá thầu dầu có chất đắng, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả: lấy lá thầu dầu bó thành từng bó ngâm xuống ao với lượng 250-300kg lá thầu dầu/ha ao, với mức nước sâu 1,5-2m. - Cây tỏi: ---- Tỏi được dùng chữa bệnh đường ruột cho cá nuôi. Khi dùng cần nghiền nát củ tỏi, trộn lẫn với thức ăn tinh cho cá ăn, liều lượng 0,5-1,5kg tỏi, trộn với thức ăn/100kg cá, cho cá ăn liên tục 6 ngày.
- Cây xoan: Dùng lá xoan để diệt trùng mỏ neo và trùng bánh cho cá rất tốt. Lấy cành lá xoan non bó thành bó ngâm trong lồng nuôi cá đang bị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe, hoặc ngâm trong cá nuôi ở phía đầu nguồn nước với lượng 150-200kg lá xoan/1.000m2 ao có mức nước 1,5 - 2m hoặc 20-25kg lá xoan/lồng cá 8m2. - Cây thầu dầu tía: có chất đắng, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả: Định kỳ 15 ngày ngâm lá thầu dầu trong ao một lần với liều lượng 15 kg cành lá thầu dầu/1000m2 ao.Lấy lá cây thầu dầu bó thành bó ngâm xuống ao với lượng 2,5 - 3 kg lá/150 - 200 m2 ao. Đối với lồng nuôi cá ngâm 1,5 – 2,0 kg lá/8 - 10 m3 lồng. - Cây răng cưa (chó đẻ): Là kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 - 20mm. Dùng 5kg cây tươi, giã lấy nước rồi trộn vào 100kg thức ăn đệ trị bệnh cho cá.
- Hạt cau: chứa hoạt chất ankaloit làm giun sán không bám được vào thành ruột và bị đẩy ra ngoài, dùng để trị giun tròn ký sinh trong ruột cá. Lấy hạt cau xay nhiễm, trộn vào thức ăn. Dùng 4 hạt cau/1 kg cá/1 ngày, cho ăn liên tục 3 ngày./.
PHÒNG THỦY SẢN

EMC Đã kết nối EMC