Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã được tham quan cánh đồng lúa 4.0 ha giống Đài Thơm 8 cho 18 hộ nông dân tham gia tại xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng, nơi đã sử dụng phân bón hữu cơ Nano.

Theo số liệu báo cáo tại hội thảo ứng dụng phân hữu cơ Nano trong sản xuất lúa: Mô hình ứng dụng phân hữu cơ sinh học cho cây lúa đã tăng năng suất 3,2 tạ/ha, tăng năng suất lao động từ 16 - 27% lần, tăng hiệu quả kinh tế 2.527.778 đ/ha (tương đương với 10,3) so với sử dụng phân bón hoá học; Bón phân hữu cơ sinh học Quế Lâm SH06 và phân bón hữu cơ sinh học đa lượng Quế Lâm KH06 tạo ra sản phẩm gạo an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu ô nhiễm, tăng độ phì nhiêu của đất, làm đa dạng hệ vi sinh vật đất, giúp cho đất tơi xốp, giữ nước, phân, chống xói mòn.

Để sản xuất lúa theo hướng hữu cơ được mở rộng và phát triển bền vững, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân nhằm thay đổi nhận thức sản xuất, sử dụng nông sản hữu cơ, sạch, an toàn; vận động, hướng dẫn người dân chuyển đổi tập quán canh tác từ sản xuất vô cơ sang sản xuất hữu cơ; mở rộng và phát triển các chuỗi giá trị trong sản xuất lúa hữu cơ; xây dựng cánh đồng hữu cơ có giấy chứng nhận để nâng cao chất lượng và giá trị; có chính sách phù hợp phát triển lúa hữu cơ; tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định sản phẩm gạo hữu cơ; chuyển giao quy trình sản xuất lúa hữu cơ cho bà con nông dân
Qua đó, tiếp tục đánh giá hiệu lực, hiệu quả của loại phân bón thế hệ mới này trên cây lúa và cây trồng khác, làm cơ sở cho việc khuyến khích nhân rộng đại trà trong thời gian tới./.
Nguyễn Lan - Trung tâm Khuyến nông Hải Dương