Chuyển đổi số
Kết quả chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin năm 2023
26/12/2023 12:00:00

Tiếp theo các kết quả đã được trong các năm qua, năm 2023 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành.

Một số kết quả đã đạt được:

1. Nhận thức số

- Lãnh đạo Sở đã chỉ đạo xây dựng chuyên mục "Chuyển đổi số" trong Menu "Khoa học - công nghệ" và Baner "chuyển đổi số" tại website Sở, cụ thể tại đường link: https://sonongnghiep.haiduong.gov.vn/Site/hVMI50ts6kg@.html. Tại chuyên mục chuyển đổi số đã đăng nhiều tin, bài viết về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;

- Nâng cấp trang thông tin điện tử (website) Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn để mở trang, chuyên mục về kinh tế tập thể, sản phẩm OCOP, giải quyết thủ tục hành chính,…;

- Tổ chức Diễn đàn “Ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số và hướng dẫn sử dụng tín chỉ Carbon trong sản xuất nông nghiệp” với thành phần lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Phòng Nông nghiệp và PTNT cấp huyện, một số Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, cán bộ khuyến nông cấp xã… Thông qua diễn đàn, các cán bộ được tuyên truyền, giới thiệu về giải pháp, thiết bị thông minh, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi phục vụ sản xuất, chế biến nông sản...

- Sở Nông nghiệp đã thực hiện ứng dụng phần mềm số hóa hồ sơ, dữ liệu lưu trữ cơ quan. Toàn bộ hồ sơ, dữ liệu của Sở đã được số hóa từ năm 2017, đến nay qua phần mềm sẽ được lưu trữ tự động, nhằm phục vụ cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.

2. Hoạt động chính quyền số

- Thường xuyên hướng dẫn, rà soát, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Sở áp dụng phần mềm dùng chung của tỉnh, các phần mềm chuyên ngành;

- 100% văn bản đi và đến tại sở và các đơn vị trực thuộc sở được ký số và số hóa; việc sử dụng chữ ký số của công chức, viên chức trong giải quyết công việc đang từng bước được áp dụng theo từng nội dung, mức độ công việc; chỉ đạo các phòng, đơn vị triển khai hướng dẫn đăng ký, sử dụng chữ ký số cho người dân trong nộp hồ sơ trực tuyến khi thực hiện thủ tục hành chính;

- Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được cấp và sử dụng Email công vụ đạt 100% và thực hiện nhiệm vụ trên nền hệ thống quản lý văn bản và điều hành;

- 100% công chức, viên chức, người lao động ngành nông nghiệp hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử ở mức độ 2, xác thực điện tử và sử dụng ứng dụng VneID. 100% công chức, viên chức, người lao động đã thực hiện việc cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử;

- 100% công chức, viên chức của Sở và các đơn vị trực thuộc đã hoàn thành cập nhật thông tin sẵn sàng kết nối với cơ sở dữ liệu về dân cư và mã định danh theo đề án 06 Chính phủ;

- Các phần mềm một cửa điện tử; dịch vụ công, phần mềm kế toán,… được sử dụng và mang lại hiệu quả cao;

- Sở đã đề xuất với tỉnh, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông triển khai phát triển hạ tầng băng rộng, chất lượng cao đảm bảo phủ rộng mọi địa bàn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đảm bảo kết nối Internet vạn vật; tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào hạ tầng phục vụ cho ngành nông nghiệp và PTNT như thủy lợi, nước phục vụ sản xuất, hệ thống chuồng, trại, lồng bè,…;

- Xây dựng nền tảng số nhằm phục vụ giao dịch điện tử giữa nông dân, doanh nghiệp, HTX với cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp; phát triển thương mại điện tử đẩy mạnh đa dạng hóa hình thức tiêu thụ nông sản; thanh toán điện tử; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho các chủ thể thông qua hình thức trực tuyến,…;

- Thường xuyên tiến hành tổ chức các cuộc họp trực tuyến với Bộ Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị thuộc Bộ thông qua hệ thống truyền dẫn tín hiệu hình ảnh, âm thanh đã trang bị tại hội trường của Sở.

3. Hoạt động kinh tế số

- Toàn tỉnh có khoảng 45,7 ha nhà màng, nhà lưới, chủ yếu là trồng dưa lưới, dưa Kim, dưa lê Hàn Quốc, rau, hoa và các vườn ươm cây giống. Các tiến bộ kỹ thuật sản xuất trong nhà màng nhà lưới áp dụng trồng cây trong bầu bằng các giá thể, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, cung cấp phân bón qua hệ thống tưới, sử dụng quạt thông gió để điều hòa nhiệt độ, sử dụng ánh sáng Led,… Hiện nay, một số nhà màng đã ứng dụng công nghệ số, có hệ thống camera giám sát và thiết bị cảm biến tự động kết nối điện thoại thông minh để điều khiển bón phân, tưới nưới tự động từ xa theo giờ và cảm biến nhiệt độ thông gió làm mát, điều khiển sử dụng công nghệ phổ ánh sáng đèn Led;

- Hiện có khoảng 600 ha rau màu chuyên canh ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, thông qua hệ thống điều khiển thông minh tưới nước theo giờ;

- Tập trung thiết lập và cấp 305 mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (273 mã phục vụ xuất khẩu, 32 mã phục vụ tiêu dùng trong nước). Các thông tin liên quan đến cấp mã số đều được cập nhật thường xuyên trên hệ thống cơ sở dữ liệu;

- Khai thác 02 trạm Imetos (hệ thống cảm biến và phần mềm giám sát thông minh) tại huyện Thanh Hà và Thanh Miện để dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai và sinh vật gây hại trên cây trồng từ đó đưa ra các biện pháp quản lý dịch hại và chăm sóc cây trồng (tưới tiêu, bón phân) phù hợp cho cây trồng;

- Áp dụng công nghệ phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị máy bay không người lái tại vùng vải xuất khẩu của huyện Thanh Hà và một số vùng sản xuất lúa tại huyện Nam Sách, TP Hải Dương, huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ,...;

- Một số chuồng, trại nuôi đã bước đầu áp dụng hệ thống làm mát tự động thông qua cảm biến; hệ thống máng ăn, máng uống tự động, chia khẩu phần ăn theo phần mềm dành cho từng loại vật nuôi ứng với từng giai đoạn phát triển; chíp điện tử gắn cho mỗi con vật để thu thập thông tin, theo dõi chỉ số hoạt động, theo dõi tình trạng sức khỏe... Hiện toàn tỉnh có khoảng 200 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao; sử dụng hệ thống Si-lô cho ăn tự động, kiểm soát khẩu phần ăn, kiểm tra tình trạng sức khỏe gia súc tại một số trang trại nuôi lợn quy mô lớn; áp dụng hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ không khí máy ấp trứng gia cầm tại một số cơ sở chăn nuôi;

- Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.600ha thủy sản được nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao (một số diện tích nuôi có hệ thống quan trắc đo môi trường tự động, máy cho ăn điều chỉnh tự động có kết nối điện thoại thông minh);

- 100% diện tích rừng đã được số hóa trên bản đồ số; hàng năm đều cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên phần mềm của Tổng cục Lâm nghiệp. Triển khai hệ thống cảnh báo sớm cháy rừng trên địa bàn tỉnh;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát công trình trọng điểm xung yếu đê điều, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã lắp đặt hệ thống 10 camera giám sát công trình trọng điểm xung yếu đê điều trên địa bàn các huyện, thành phố: Chí Linh, Thanh Hà, Nam Sách, Hải Dương và 01 đầu ghi hình tại văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, theo dõi 24/24 giờ, thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục, nhằm phát hiện sớm sự cố, chủ động đảm bảo an toàn đê điều;

- Tăng cường xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực của địa phương: Toàn tỉnh hiện có 234 sản phẩm OCOP (02 SP đạt 5 sao, 94 SP đạt 4 sao và 138 SP đạt 3 sao);  

- Tăng cường phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ số. Thực hiện số hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi giá trị từ khâu quyết định đầu vào sản xuất, tổ chức sản xuất, bảo quản chế biến, marketing, logistic, tiêu thụ sản phẩm;

- Đối với công tác xúc tiến thương mại: Chú trọng hỗ trợ truy xuất nguồn gốc nông sản; tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ nông sản thông qua Hội nghị trực tuyến, các diễn đàn trực tuyến về kết nối tiêu thụ nông sản; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương, Vụ Bưu chính – Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đưa các sản phẩm OCOP, nông sản ưu tiên của tỉnh lên sàn thương mại điện tử nhằm quảng bá sản phẩm của tỉnh Hải Dương; tổ chức các chương trình truyền thông để người dân biết đến các sản phẩm OCOP, nông sản của tỉnh.

Hiện có 200 cơ sở sản xuất, chế biến áp dụng tem truy xuất nguồn gốc; 150.031 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử đang hoạt động; 173.732 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số; 1.162 sản phẩm của tỉnh được đưa lên sàn; số giao dịch trên sàn thương mại điện tử là 41.132;

4. Hoạt động xã hội số

- Triển khai đào tạo lớp bồi dưỡng, tập huấn online về chuyển đổi số trên nền tảng trực tuyến One Touch tại địa chỉ onetouch.mic.gov.vn cho cán bộ, công chức, viên chức. 100% cán bộ, công chức, viên chức của Sở và các đơn vị trực thuộc đã hoàn thành khóa học;

- Sở đã bố trí một phần nhân lực tại một số phòng chuyên môn cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số.

5. Sử dụng nền tảng số

Việc nghiên cứu, triển khai các nền tảng số có khả năng dùng chung rộng khắp trong một số lĩnh vực như: trao đổi định danh và xác thực điện tử, thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, học trực tuyến, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, đô thị, ngân hàng số.

6. Dữ liệu số

- Đã triển khai thực hiện số hóa hồ sơ, thành phần và kết quả giải quyết TTHC theo quy định, từ 01/01/2023 đến 20/12/2023 đã tiếp nhận 886 hồ sơ (883 hồ sơ trực tuyến, 03 hồ sơ trực tiếp và bưu chính công ích, 100% hồ sơ đã được số hóa khi tiếp nhận), 850 hồ sơ đã trả kết quả. Trong đó: số kết quả giải quyết TTHC điện tử 850, số hồ sơ đã được số hóa 849;

- Số TTHC đã cung cấp DVC trực tuyến trên Cổng DVC:

+ Số TTHC đã cung cấp DVC trực tuyến, đạt tỷ lệ 100%, trong đó: trên Cổng DVC tỉnh: 135 DVC, trên Cổng DVC quốc gia: 25 DVC.

+ Số TTHC đã tích hợp, cung cấp DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia: 30 TTHC, đạt tỷ lệ 22%;

+ Số TTHC đã cung cấp DVC trực tuyến trên Cổng DVC tỉnh: 135 TTHC, đạt tỷ lệ 100%; trong đó:

- Tỷ lệ DVC trực tuyến/tiếp nhận trực tiếp: 1,5%.

- Đã cập nhật và đăng tải bản đồ thổ nhưỡng, nông hóa phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Hải Dương trên website của sở Nông nghiệp và PTNT.

7. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng        

Sở Nông nghiệp và PTNT tích cực phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, cử cán bộ tham gia tập huấn kỹ năng và xây dựng phương án ATTT theo cấp độ. Hiện tại Sở đang tiến hành rà soát các hệ thống thông tin toàn ngành để lập hồ sơ xác định cấp độ để xây dựng phương án để đảm bảo ATTT. Sở đã tiến hành cài được 55 bộ phòng vệ chống mã độc của Kaspersky cho các máy tính tham gia kết nối internet đồng thời thực hiện kích hoạt tường lưuar (Firewall) trên thiết bị router và trên từng máy, Website của Sở đã được cấp chứng nhận tín nhiệm mạng từ VNISA. Đến thời điểm hiện tại, Sở chưa để xảy ra trường hợp ra mất ATTT.

8. Kết quả thực hiện Đề án 06 về Dữ liệu dân cư

- Ngày 25/8/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Văn bản số 1670/SNN-VP về rà soát các TTHC có khai thác thông tin trong DLQG về dân cư, theo đó đã rà soát được tổng số 98 TTHC có sử dụng mẫu đơn, tờ khai để điện tử hóa sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành xây dựng mẫu đơn, tờ khai để tiến tới điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai để tái sử dụng thông tin, dữ liệu đã được số hóa theo hướng cắt giảm trên 20% thông tin phải khai báo cho tổ chức, cá nhân.

Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp

Các tin mới hơn
Các tin cũ hơn
Quyết định về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Chuyển đổi số(15/06/2023)
Tham gia, góp ý vào dự thảo Kế hoạchChuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (lần 2)(15/06/2023)
Hải Dương tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp(25/04/2023)
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Chuyển đổi số chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc (01/12/2022)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày Hội Chuyển đổi số trong Nông nghiệp(22/08/2022)
Phóng Sự Nông Thôn Mới
na
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín