Tin nội bộ
Bản tin quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản
23/08/2023 12:00:00

    Theo kết quả quan trắc môi trường, bệnh thủy sản từ ngày 08/8/2023 đến ngày 11/8/2023 ở 06 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong ao (xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ; xã An Đức, huyện Ninh Giang; xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng; xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang; xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện và xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc) và 03 vùng nuôi cá lồng trên sông (xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ; xã Nam Hưng, huyện Nam Sách và phường Văn An, thành phố Chí Linh) cho thấy một số chỉ tiêu quan trắc có giá trị vượt quy chuẩn cho phép (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 02-22:2015/BNNPTNT và QCVN 08-MT:2015/BTNMT (mức B1), QCVN 08-MT:2015/BTNMT đối với cá nuôi lồng), cụ thể các chỉ tiêu được khuyến cáo khắc phục như sau:
   1. Kết quả quan trắc          
   1.1. Đối với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong ao:
   - Vùng nuôi thủy sản tập trung trong ao tại xã Hưng Đạo: Chỉ tiêu N-NH4+ có hàm lượng vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 1,46-1,61 lần; N-NO2- có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 3,6-9,38 lần; hàm lượng COD và TSS đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép lần lượt từ 1,94-2,26 lần và từ 1,725-2,725 lần. Có phát hiện tảo độc với mật độ dao động từ 1.087-88.009 cá thể/L. Không phát hiện virus KHV, bệnh xuất huyết mùa xuân, ký sinh trùng, vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá trắm, cá chép và không phát hiện virus TiLv, ký sinh trùng, vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá rô phi.
   - Vùng nuôi thủy sản tập trung trong ao tại xã An Đức: Hàm lượng N-NH4+ có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 1,15-3,8 lần; N-NO2- với giá trị vượt giới hạn cho phép từ 26,72-35,38 lần; hàm lượng COD, TSS đều có giá trị vượt giới hạn cho phép lần lượt từ 1,81-2,59 lần; từ 2,025-2,075 lần. Phát hiện tảo độc mật độ dao động từ 10.354-152.638 cá thể/L. Không phát hiện virus KHV, bệnh xuất huyết mùa xuân, ký sinh trùng, vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá chép và không phát hiện virus TiLv, ký sinh trùng, vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá rô phi.
   - Vùng nuôi thủy sản tập trung trong ao tại xã Cẩm Đông: Hàm lượng N-NH4+ đều có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 1,07-3,52 lần; N-NO2- có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 1,5-2,5 lần; hàm lượng COD và TSS đều có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép lần lượt từ 1,82-2,75 lần; từ 2,075-2,75 lần. Phát hiện tảo độc với mật độ dao động từ 2.505-38.410 cá thể/L và phát hiện vi khuẩn Streptococcus tổng số trong nước ao nuôi. Phát hiện vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá chép. Không phát hiện virus KHV, bệnh xuất huyết mùa xuân, ký sinh trùng và không phát hiện virus TiLv, ký sinh trùng, vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá rô phi.
   - Vùng nuôi thủy sản tập trung trong ao tại xã Hùng Thắng: Hàm lượng N-NH4+ có giá trị vượt giới hạn cho phép từ 1,75-2,06 lần; N-NO2- với giá trị vượt giới hạn cho phép từ 1,76-3,16 lần; hàm lượng COD, TSS đều có giá trị vượt giới hạn cho phép lần lượt từ 1,81-2,62 lần; từ 2,3-3,25 lần. Phát hiện tảo độc với mật độ dao động từ 6.847-41.416 cá thể/L và phát hiện vi khuẩn Streptococcus tổng số trong nước ao nuôi. Phát hiện vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá chép. Không phát hiện virus KHV, bệnh xuất huyết mùa xuân, ký sinh trùng và không phát hiện viruts TiLv, ký sinh trùng, vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá rô phi.
   - Vùng nuôi thủy sản tập trung trong ao tại xã Ngũ Hùng: Hàm lượng N-NH4+ đều có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 1,03-1,53 lần; N-NO2-, COD, TSS đều với giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép lần lượt từ 1,32-12,32 lần; từ 1,64- 1,84 lần; từ 2,325-3,175 lần. Phát hiện tảo độc có mật độ dao động từ 167-5.511 cá thể/L. Không phát hiện virus KHV, bệnh xuất huyết mùa xuân, ký sinh trùng, vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá trắm, cá chép và không phát hiện viruts TiLv, ký sinh trùng, vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá rô phi.
   - Vùng nuôi thủy sản tập trung trong ao tại xã Hồng Hưng: Hàm lượng N-NH4+ đều có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 1,2-3,57 lần; N-NO2- có giá trị vượt giới hạn cho phép từ 1,9-4 lần; hàm lượng COD, TSS đều có giá trị vượt giới hạn cho phép lần lượt từ 2,23-3,04 lần; từ 1,075-3,55 lần. Có phát hiện tảo độc với mật độ 3.841 cá thể/L. Không phát hiện virus KHV, bệnh xuất huyết mùa xuân, ký sinh trùng, vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá chép và không phát hiện viruts TiLv, ký sinh trùng, vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá rô phi.
   Các thông số: Nhiệt độ, độ trong, DO, pH, H2S, Coliform, Pb, Cd và Hg của tất cả các vùng nuôi thủy sản tập trung trong ao đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.
   Chỉ số chất lượng nước (WQI) tính theo Quyết định số 1460/QĐ-TCMT của Tổng cục Môi trường lần lượt tại xã Hưng Đạo, xã An Đức, xã Cẩm Đông và xã Hùng Thắng đều đạt chất lượng trung bình; còn lại xã Ngũ Hùng và xã Hồng Hưng đạt chất lượng xấu.
   1.2. Đối với vùng nuôi cá lồng bè trên sông
   Các thông số: Nhiệt độ, độ trong, DO, pH, P-PO43-, COD, Coliform, Pb, Cd và Hg của tất cả các vùng nuôi cá lồng bè trên sông đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.
   - Vùng nuôi cá lồng bè trên sông xã Hà Thanh: Hàm lượng N-NO2-, TSS đều có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép lần lượt từ 5,74-6,6 lần; và từ 1,475-1,875 lần. Phát hiện vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá rô phi. Không phát hiện Virus KHV, bệnh xuất huyết mùa xuân, ký sinh trùng, Streptococcus tổng số trên mẫu cá chép.
   - Vùng nuôi cá lồng bè trên sông xã Nam Hưng: Hàm lượng N-NH4+ đều có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 1,06-1,28 lần; hàm lượng N-NO2-, TSS đều có giá trị vượt giới hạn cho phép lần lượt từ 2,48-2,66 lần; từ 2,175-2,7 lần. Không phát hiện virus KHV, bệnh xuất huyết mùa xuân, ký sinh trùng, Streptococcus tổng số trên mẫu cá chép và virus TiLv, ký sinh trùng, Streptococcus trên mẫu cá rô phi.
   - Vùng nuôi cá lồng bè trên sông phường Văn An: Hàm lượng N-NH4+ đều có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 1,03-1,23 lần; hàm lượng N-NO2-, TSS đều có giá trị vượt giới hạn cho phép lần lượt từ 2,5-2,62 lần; từ 2,375-3,325 lần. Không phát hiện virus KHV, bệnh xuất huyết mùa xuân, ký sinh trùng, Streptococcus tổng số trên mẫu cá chép và virus TiLv, ký sinh trùng, Streptococcus trên mẫu cá rô phi.
   Không phát hiện Streptococcus tổng số tại tất cả vùng nuôi cá lồng bè trên sông tại xã Hà Thanh, xã Nam Hưng, phường Văn An.
   Chỉ số chất lượng nước (WQI) tính theo Quyết định số: 1460/QĐ-TCMT của Tổng cục Môi trường lần lượt tại xã Hà Thanh và phường Văn An đều đạt chất lượng trung bình; còn xã Nam Hưng đạt chất lượng tốt.
   2. Khuyến cáo
   + Với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong ao: Thay 20 – 30% lượng nước trong ao để giảm mật độ tảo độc có trong ao. Quản lý tốt nguồn thức ăn và hạn chế xả thải trực tiếp xuống ao nuôi. Dùng vôi bột hòa tan tạt đều khắp ao vào buổi chiều mát nhằm để khử trùng nguồn nước, giảm mật độ vi khuẩn, ổn định pH trong ao với hàm lượng từ 2-4 kg vôi bột/100 m3 nước. Cần phải xử lý khử trùng nguồn nước ao lắng, lọc trước khi được cấp vào ao nuôi. Khử trùng nước bằng loại hóa chất được phép lưu hành trên thị trường để giảm mật độ coliform trong nước. Dùng máy sục khí, quạt nước, máy bơm nước nhằm tạo oxy từ không khí khuếch tán vào nước, giúp giảm hàm lượng N-NO2- và N-NH4+ trước khi cấp nước vào ao nuôi. Sử dụng các chế phẩm sinh học (xử lý đáy ao và xử lý nước) định kỳ tháng từ 2-3 lần nhằm giúp tăng cường chuyển hóa các chất hữu cơ để giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi, bổ sung vitamin C, khoáng chất, thuốc bổ gan vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho thủy sản nuôi.
   - Đối với vùng nuôi phát hiện vi khuẩn Streptococcus tổng số trên mẫu cá và mẫu nước cần tiến hành sát khuẩn nguồn nước bằng BKC hoặc Iodine, đối với cá bị nhiễm vi khuẩn cần sử dụng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
   + Với vùng nuôi cá lồng:
   - Kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn tránh dư thừa làm tăng nồng độ NO2 trong nước. Vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ và thông thoáng để lưu thông nước trong và ngoài lồng giúp tăng cường oxy trong nước, giảm vật bám, giảm chất bẩn ở trong lồng nuôi.
   - Định kỳ bổ sung Vitamin C, khoáng chất, thuốc bổ gan vào thức ăn với liều lượng 5-10 mg/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày để tăng sức đề kháng cho cá.
   - Treo túi vôi bột ở góc lồng đầu dòng chảy. Mỗi lồng 1-2 túi, mỗi túi chứa 2-3 kg vôi bột để phòng chống bệnh cho cá.
   - Tăng cường kiểm tra hoạt động của cá nuôi, thả nuôi với mật độ phù hợp, không thả nuôi với mật độ quá dày.
   Trên đây là thông báo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường và bệnh trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh tháng 8 năm 2023. 
 
PHÒNG THỦY SẢN  
Các tin mới hơn
Tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ, an toàn công trình xây dựng ngành Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh Hải Dương.(26/04/2024)
Hội nghị giao ban chuyên môn tháng 4/2024(23/04/2024)
Hội nghị Ban chấp hành Đảng ủy Sở Nông nghiệp và PTNT mở rộng tháng 4/2024(23/04/2024)
Triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2024(19/04/2024)
Bổ sung quy hoạch chức danh Giám đốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương(28/03/2024)
Các tin cũ hơn
Hội nghị gặp mặt, chia tay đồng chí Trưởng phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản(26/04/2023)
Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Sở tháng 4/2023(26/04/2023)
Đoàn công tác của Tổng cục Thống kê về làm việc với tỉnh Hải Dương(07/04/2023)
Hội nghị đánh giá kết quả cải cách hành chính (CCHC) năm 2022, triển khai công tác CCHC năm 2023(05/04/2023)
Hội nghị giao ban chuyên môn quý I/2023, phương hướng nhiệm vụ quý II/2023(30/03/2023)
Phóng Sự Nông Thôn Mới
na
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín