Trung tâm Khuyến nông.
Nông nghiệp tuần hoàn: Hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp
23/04/2024 12:00:00

      Trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt đã và đang tác động nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực, nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, việc phát triển nông nghiệp theo mô hình khép kín tuần hoàn đã và đang là một xu hướng tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả.

         Nông nghiệp tuần hoàn là quá trình sản xuất theo một chu trình khép kín mà hầu hết các chất thải được quay trở lại làm nguyên liệu cho sản xuất. Với phương châm, phụ phẩm của lĩnh vực này sẽ là nguyên liệu để sản xuất lĩnh vực khác, từ đó tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát và nhất là giảm tối đa chất thải ra môi trường.

 

            Trang trại tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Nam (ở xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành) là một trong những mô hình nông nghiệp tuần hoàn tiêu biểu của tỉnh Hải Dương hiện nay. Mô hình có tổng diện tích hơn 10 ha, với các hoạt động chính như: chăn nuôi lợn, nuôi gia cầm, trồng rau và cấy lúa. Trang trại tự sản xuất cám, trồng rau làm nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, chất thải từ chăn nuôi sẽ được sản xuất thành phân bón cung cấp cho cây trồng. Hiện nay, quy mô trang trại nuôi 3000 con lợn với 300 nái đẻ và 2700 lợn thịt; nuôi từ 3-5 vạn gà, 500 con thỏ; 1000 đôi bồ câu, ngoài ra còn cung cấp ra thị trường rau sạch, vịt trời... Nguồn phân bón vi sinh được sản xuất từ chất thải chăn nuôi được dùng để cung cấp phân bón cho 2 ha lúa, mỗi năm trang trại sản xuất được hàng chục tấn nếp Quýt được chứng nhận sản phẩm Ocop xuất ra thị trường với giá thành ổn định. Với mô hình trang trại khép kín, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, anh Nam không chỉ mở rộng được quy mô phát triển kinh tế mà còn bảo vệ được môi trường, sức khỏe cộng đồng, tiết kiệm hàng chục triệu đồng chi phí mua phân bón. Mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm, hơn thế nó còn giúp giữ gìn môi trường nông thôn trong lành, xanh, sạch.

 

         Với lợi thế 137 ha diện tích bãi ngoài đê sông Thái Bình, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ đã phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn rươi đặc sản-lúa hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong mô hình này thì phân của rươi và thức ăn còn dư sẽ làm phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa; ngược lại, khi gặt lúa xong, gốc rạ lại là nơi rươi trú ngụ, làm thức ăn cho rươi phát triển. Sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ tại vùng nuôi rươi không chỉ cho năng suất lúa cao mà còn tạo môi trường thuận lợi cho rươi phát triển. Cùng với rươi, lúa hữu cơ đã trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Với mô hình này hầu như cây trồng, vật nuôi không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. Mô hình “lúa, rươi” được triển khai trong thực tiễn đã giúp giảm dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm an toàn, nhất là giúp nông dân có thu nhập gấp từ 7-10 lần trên cùng một đơn vị diện tích so với chỉ trồng lúa, thu nhập bình quân từ mô hình rươi lúa đạt 450 triệu đồng/ha.

         Đến với trang trại nuôi bò hiện đại của anh Nguyễn Khắc Quân tại thôn Trần Xá, xã Nam Hưng (huyện Nam Sách), rộng 1,5 ha, mỗi năm xuất ra thị trường 150 con bò thịt. Để tận dụng được lợi thế của địa phương, anh Quân mua lại rơm rạ của người dân và dùng máy đóng cuộn, đưa về kho làm thức ăn cho bò. Để đa dạng dinh dưỡng, anh trồng ngô và trồng cỏ làm thức ăn cho chúng. Các chất thải của bò được thu gom, một phần để khô bón cho cỏ, ngô một phần dùng để nuôi giun quế. Giun nuôi đến kỳ thu hoạch anh Quân sẽ sấy khô trộn cùng các loại nguyên liệu khác làm thức ăn cho bò. Nước thải từ việc rửa chuồng trại cũng được thu gom vào bể biogas và sử dụng làm chất đốt nấu rượu. Các công đoạn nuôi bò, anh tận dụng triệt để nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra, vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

 

            Hiện nay, có một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn đã và đang triển khai cũng mang lại hiệu quả như: mô hình vườn - ao - chuồng, mô hình lúa - cá, mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp, mô hình sản xuất tổng hợp nuôi bò - trùn quế - trồng cỏ, gia cầm - cá… Các mô hình nông nghiệp theo chuỗi tuần hoàn đã giúp những phụ phẩm, phế phẩm sẽ trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ ngược lại cho hoạt động sản xuất khác trong nông nghiệp. Từ đó, giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người một cách hiệu quả, và nhất là giúp nông dân nâng cao thu nhập. Với những giá trị mang lại cho sản xuất nông nghiệp và môi trường, phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cần được đẩy mạnh hơn nữa để tiếp tục gia tăng chuỗi giá trị cho ngành nông nghiệp, hướng đến phát triển kinh tế xanh và bền vững.

Nguyễn Tuyền

Các tin mới hơn
Tập huấn về “An toàn sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm”(25/04/2024)
Một số lưu ý chăm sóc cây dưa chuột, dưa hấu vụ Xuân Hè 2024(24/04/2024)
Các tin cũ hơn
Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cộng đồng(22/04/2024)
Giao 8 triệu con rươi giống cho các hộ tham gia Dự án “Xây dựng mô hình nuôi Rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” năm 2024(19/04/2024)
Tỉnh Hải Dương phấn đấu năm 2024 có 35 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu(16/04/2024)
Hiệu quả bước đầu từ mô hình liên kết trong trồng ớt xuất khẩu ở tại huyện Nam Sách(15/04/2024)
Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ” và Hội nghị giao ban Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị lần 1 năm 2024 (12/04/2024)
Phóng Sự Nông Thôn Mới
na
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín